Các doanh nghiệp tại miền Trung chịu ảnh hưởng lớn do lũ lụt kéo dài

Trong tình hình đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, các đồng bào, doanh nghiệp miền Trung tiếp tục hứng chịu thêm bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và con người. Hiệp hội Dệt may Việt Nam xin thống kê tình hình thiệt hại của các doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của lũ lụt tại khu vực miền Trung và những hỗ trợ của Vitas và các doanh nghiệp hội viên. 

Lũ lụt miền Trung năm 2020 là tập hợp một chuỗi các trận lũ lụt đang diễn ra tại miền Trung Việt Nam và Campuchia từ tháng 10 năm 2020. Trong đó lũ lụt xảy ra nghiêm trọng tại một số tỉnh như Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Quảng Trị, xảy ra đúng trong tình hình đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Những trận lũ này xảy ra do gió mùa cộng thêm những tác động bởi gió xoáy nhiệt đới. Cơn bão nhiệt đới Linfa đã đổ bộ vào khu vực này từ ngày 10-13 tháng 10, khiến 90 người ở Việt Nam thiệt mạng. Ngày 14-16 tháng 10, cơn bão nhiệt đới Nangka tấn công, khiến 4 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải di dời. Vào ngày 17 tháng 10, áp thất nhiệt đới Ofel đã tấn công miền Bắc và khu vực miền Trung của Việt Nam, với mức độ đạt đỉnh 3,245 mm (127.75 in) tại khu vực Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Tình hình thiệt hại của các doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của lũ lụt tại khu vực miền Trung

Cập nhật ngày 19 tháng 10 năm 2020  của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)

Trong số 46 thành viên liên kết và thành viên chính thức của VITAS, có 24 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề và đặc biệt có 7 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Nhà máy may Hoà Thọ Quảng Trị, Công ty CP may Quảng Trị, Công ty CP dệt may Huế, Công ty CP dệt may Phú Hòa An, Công ty CP dệt may Thiên An Phú, Công ty Scavi Huế , Công ty CP đầu tư dệt may Thiên An Phát.

1. Về nhà máy:
Có hơn 1.600 thiết bị điện tử bị ngập nặng tại Công ty CP may Quảng Trị/ Quảng Phú / Quảng Điền và Công ty CP đầu tư dệt may Thiên An Phát. Sau khi kiểm tra và khắc phục, có hơn 600 thiết bị bị hư hỏng toàn bộ.

2. Về hàng hóa:
Có hơn 100.000 thành phẩm và gần 3 tấn vải bị ướt. Trong đó, dự kiến 20% thành phẩm hư hỏng phải loại bỏ do bị thấm nước và ẩm mốc.

3. Về lao động:
Mưa lũ đã làm 6 người chết (tại Phú Hòa An, Dệt May Huế, Scavi Huế), hơn 8.800 gia đình công nhân tại khu vực vùng trũng thấp bị bão lũ cô lập chiếm khoảng 40%, và hơn 1.215 ngôi nhà bị ngập sâu, đồ đạc hư hỏng.

4. Về tiền lương khi phải ngừng công việc:

Từ ngày mùng 9-18 tháng 10 năm 2020 bị cắt điện nên các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Vào những ngày mưa, mỗi doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân theo mức lương tối thiểu vùng. Dự kiến phải chi trả 12 tỷ đồng cho 7 ngày ngưng làm việc. Hiện tại, tạị Quảng Trị và Quảng Bình, các nhà máy đã phải ngừng làm việc 15-20 ngày.

5. Về kế hoạch sản xuất và giao hàng:
Do mưa bão lớn, các sản phẩm phải giao chậm cho người mua hàng. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm phải tái chế do bị ẩm ướt. Tình trạng doanh nghiệp thực sự khó khăn do bão lũ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Rất nhiều thùng carton phải đặt lại để thay thế các thùng cũ bị ướt, xẹp, hỏng…

6. Kế hoạch kinh doanh tiếp tục đối mặt với khó khăn do thiếu đơn hàng, doanh thu giảm sâu, thiếu lao động, tăng chi phí, và không thể giao hàng … do đó các doanh nghiệp thực sự mong muốn nhận được hỗ trợ từ phía Nhà Nước.

Chúng tôi xin được cập nhật dưới đây tình hình hỗ trợ của các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội dệt may Việt Nam:
– Toàn thể nhân viên của Tập đoàn Dệt May và Công đoàn dệt may 2 miền đã ủng hộ 85,2 triệu đồng, 27 hộp quần áo thu đông và đồ lót (trong đó có 7 hộp quần áo và đồ lót mới).
– Công đoàn Dệt May Việt Nam đã hỗ trợ Công ty CP dệt may Huế và Công ty CP dệt may Thiên An Phát mỗi công ty 100 triệu đồng; hỗ trợ Công ty CP dệt may Phú Hòa An để các đơn vị thực hiện các hoạt động chia sẻ , ủng hộ người lao động đã bị ảnh hưởng bởi lũ. Các hoạt động hỗ trợ sẽ được tiếp tục thực bởi Trường Cao đẳng Cộng đồng và gắn kết với người lao động.
– * Cấp cơ sở: Các tổ chức thông qua các kênh khác nhau (trực tiếp tới các địa phương, thông qua các Quỹ từ thiện của Tập đoàn & Công đoàn, Mặt trận tổ quốc, Quỹ Thập đỏ …) cũng đã có những hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động đầu tiên của các công nhân ngành dệt và người dân khu vực miền Trung gồm có:
– Công đoàn cơ sở công ty CP dệt may Phú Hòa An đã kêu gọi được 31 triệu đồng hỗ trợ công nhân có chồng chết do bị lũ cuốn trôi.
– Công ty CP dệt may Huế hỗ trợ công nhân có con nhỏ mất tích tại khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 triệu đồng; đã tổ chức thăm hỏi các gia đình có anh trai là bộ đội đã chết tại Rào Trăng. Đội cứu hộ của Công đoàn công ty đã đến trực tiếp huyện Lệ Thủy –tỉnh Quảng Bình nơi công ty có chi nhánh để hỗ trợ 600 gói quà cho người dân và công nhân của công ty.
– Công ty CP may Bình Minh đã hỗ trợ 540 sản phẩm quần áo mới các loại.
– Tổng công ty may 10 – CTCP chuẩn bị 1.000 gói quà trị giá 200.000 đồng mỗi gói.
– Công nhân Công ty CP may Việt Thắng đã ủng hộ 400 áo sơ mi cho người dân miền Trung Việt Nam.
– Công ty CP – Tổng công ty may Đồng Nai hỗ trợ 3.392 quần áo ấm trị giá 300 triệu VNĐ
– Công ty CP đầu tư thương mại Thành Công ủng hộ 150 triệu VNĐ
– Công ty nguyên phụ liệu dệt may Bình An đã ủng hộ 2 triệu VNĐ
– Công ty CP Quốc tế Phong Phú ủng hộ 150 triệu VNĐ.
– Công ty CP Cơ khí Thủ Đức ủng hộ 2 triệu VNĐ.
– Công ty TNHH vải sợi Việt Hưng ủng hộ 10 triệu đồng.
– Công ty CP May I Hải Dương ủng hộ 5 triệu đồng
– Công ty Cp Thời trang Quốc tế Thuận Thành ủng hộ 10 triệu đồng
– Ban Giám đốc và tập thể nhân viên Công ty Spayway-TPR ủng hộ 14.050.000 đồng
– Công ty TNHH C.S.P ủng hộ 5.000.000 đồng
Các đơn vị vẫn đang tích cực tiếp tục quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung, kết quả cụ thể sẽ tiếp tục được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *