Ngành bông Trung Quốc ngấm tác động do lệnh cấm bông Tân Cương của Mỹ

Tháng trước, nhà sản xuất sợi bông Trung Quốc Huafu Fashion đã gửi cảnh báo tới các nhà đầu tư. “Nhiều thương hiệu Mỹ đã hủy đơn đặt hàng”, Huafu cho biết trong một hồ sơ đăng ký trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, viện dẫn các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tờ The Washington Post đưa tin: “Nó mang lại những tác động tiêu cực cho công ty”.

Công ty Huafu cho biết năm ngoái họ đã lỗ ít nhất 54,3 triệu đô la Mỹ so với lợi nhuận ròng 62,5 triệu đô la Mỹ trong năm 2019 – họ là một trong số ít các nhà cung cấp công khai thừa nhận ảnh hưởng của lệnh trừng phạt, báo The Washington Post đưa tin. Hàng nghìn công ty trên toàn thế giới bị ảnh hưởng sau khi Mỹ đưa vào danh sách đen 87% sản lượng bông của Trung Quốc – 1/5 nguồn cung của thế giới – với lý do vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.

Mỹ đã bắt đầu các biện pháp trừng phạt cô lập vào năm ngoái đối với các nhà sản xuất dệt may Tân Cương, bao gồm cả Huafu, đã không trả lời yêu cầu bình luận. Vào ngày 13 tháng 1, Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) đã công bố lệnh cấm trên toàn quốc đối với tất cả bông Tân Cương.

“Các công ty không còn có thể coi sự thiếu hiểu biết như một cái cớ nữa,” CBP cho biết trong một tuyên bố với báo chí. “Thông điệp của CBP đối với cộng đồng thương mại rất rõ ràng: Hãy biết chuỗi cung ứng của bạn”. Các nhà điều hành ngành dệt may cho biết bông được thu hoạch ở Tân Cương xuất hiện nhiều trong các sản phẩm được cắt may trên khắp châu Á, từ Bangladesh đến Việt Nam. Lệnh cấm của Mỹ áp dụng đối với các sản phẩm “được sản xuất toàn bộ hoặc một phần” bằng bông Tân Cương, “bất kể sản phẩm đầu ra được sản xuất ở đâu”, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết.

Ông Justin Huang, Chủ tịch Liên đoàn Dệt may Đài Loan, cho biết các nhà sản xuất dệt may Đài Loan đã nhận được thông báo vào tháng 9 từ các thương hiệu phương Tây để xác nhận nguồn bông của họ. Ông cho biết các thương hiệu không còn muốn bông Trung Quốc nữa, vì rất khó để xác nhận nó có nguồn gốc từ khu vực nào của Trung Quốc, báo The Washington Post đưa tin.

“Các nhà sản xuất Mỹ rất nhạy cảm,” ông nói, “vì vậy trước khi có thông báo, các thương nhân Mỹ đã bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất của họ”. Vào tháng 7, Patagonia đã thông báo rằng họ đang “tích cực rời khỏi khu vực Tân Cương” và nói rằng họ đã nói với các nhà cung cấp rằng sợi sản xuất ở Tân Cương bị cấm. Gap, bao gồm các thương hiệu Old Navy và Banana Republic, cho biết họ đã cấm các nhà cung cấp tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện hoặc vật liệu từ Tân Cương, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ikea cho biết họ “ngừng tất cả các chuyến hàng” đến Mỹ có chứa bông Tân Cương sau lệnh cấm của CBP. Ikea và H&M đều cho biết các nhà cung cấp của họ đã ngừng mua bông mới từ Tân Cương vì quyết định của Tổ chức Sáng kiến Bông Tốt hơn (Better Cotton Initiative) vào năm ngoái về việc ngừng cấp phép bông từ khu vực này.

Một trong những báo cáo hiếm hoi về việc chuyển nhà máy trực tiếp do các lệnh trừng phạt được đưa ra vào tháng 10 từ Báo Đầu tư Vietnam, một tạp chí định kỳ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Tờ Washington Post cho biết tập đoàn sợi khổng lồ Texhong có trụ sở tại Hồng Kông, có công ty con ở Tân Cương, đang chuyển một số hoạt động sản xuất sang Việt Nam vì lệnh trừng phạt của Mỹ, tờ Washington Post đưa tin.

Hơn nữa, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các công nghệ truy tìm hóa chất để xác định nguồn gốc bông, mặc dù chúng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Công ty truy tìm nguồn gốc Oritain đang làm việc với “một số lượng lớn các thương hiệu” để đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng của họ từ bông Tân Cương, ông Grant Cochrane giám đốc điều hành cho biết. Ông Hibbie Barrier, một nhà môi giới bông tại Avondale Futures ở Nashville, cho biết lệnh cấm có thể đã góp phần làm tăng nhu cầu đối với bông của Mỹ trong những tháng gần đây và làm tăng giá bông toàn cầu kể từ đầu năm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *