TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS HIỆN NAY

KHÁI NIỆM LOGISTICS

Logistics từ lâu đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại kinh tế hiện nay. Chúng ta thường hiểu nó một cách đơn giản là bài toán giải quyết vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa và dịch vụ kho bãi (hay nôm na là sự kết hợp giữa vận tải và kho bãi). Thế nhưng cách hiểu trên đã thực sự đầy đủ? Đứng trên phương diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, thì phải hình dung như thế nào về Logistics là đầy đủ nhất?

Logistics khi dịch ra tiếng Việt là “hậu cần”, thế nhưng nét nghĩa này không bao hàm hết được những công việc mà Logistics truyền tải. Hiểu một cách đơn giản: Logistis là quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự ưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin liên quan từ từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu thuật ngữ Logistics theo một cách chuyên ngành nhất, thì theo Luật thương mại, tại điều 233 có đề cập đến Logistics như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

DỊCH VỤ LOGISTICS LÀ GÌ?

Logistics được biết đến như một phương thức kinh doanh mới giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Thế nhưng điều này vẫn chưa đủ. Trong thời đại bùng nổ ngành thương mại điện tử – bán lẻ, nhu cầu giao thương quốc tế và vận chuyển tăng cao, khối lượng hàng hóa và sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều, thì Logistics đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng điều phối nền kinh tế mạnh mẽ.

Logistics là một khái niệm còn mới với nhiều doanh nghiệp và ngày nay đang vươn lên trở thành một ngành dịch vụ hot nhất

Dịch vụ logistics góp phần làm gia tăng giá trị của hàng hóa và góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. Có thể xem Logistics ngày nay như một ngành dịch vụ để giải quyết bài toán về quản lý tồn kho, tốc độ giao hàng, quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm,…sao cho hợp lý là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá cao.

CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS HIỆN NAY

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Khi nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics tăng cao kéo theo đó là trách nhiệm của phía cung cấp dịch vụ cũng phải được đề cao. Dịch vụ khách hàng đó chính là việc giải quyết các đơn đặt hàng của khách, nó có thể là truy xuất đơn hàng, thủ tục hải quan, xử lí, lập bộ chứng từ hoặc giải quyết thắc mắc, khiếu nại từ phía khách hàng.

Dịch vụ khách hàng tồn tại 3 yếu tố: trước khi giao dịch, trong khi giao dịch và sau khi giao dịch với những công việc hết sức cụ thể. Nói tóm lại để làm tốt được công việc này thì quá trình diễn ra giữa người mua, người bán và bên thứ ba (nhà thầu phụ) phải được thỏa thuận tốt nhất, từ đó tạo ra giá trị lâu dài với mức chi phí hiệu quả nhất.

DỰ BÁO NHU CẦU

Dự báo nhu cầu đòi hỏi người trong ngành phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng phân tích thị trường và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, tổng hợp và có cái nhìn tổng quát nhất để có thể dự báo nhu cầu chính xác và ít sai sót nhất.

Một dự báo tốt là bám sát nhu cầu của thực tế: nếu dự báo cao hơn sẽ gây nên mất nhiều chi phí xử lý hàng hóa hết hạn và thiếu hụt doanh thu để bù đắp những khoản đã bỏ ra, nếu dự báo ít hơn dẫn đến mất thị phần và mất doanh thu.

Dự báo nhu cầu cần căn cứ trên những kỹ thuật như định tính, định lượng và những yếu tố khác, chẳng hạn như tính thời vụ, loại dự báo ngắn – trung – dài hạn. Hoặc căn cứ trên những nguyên tắc như: Xác định sai số, dự báo khoảng thời gian gần hơn, dự báo cho nhóm sản phẩm lớn hơn để tránh được những sai sót không mong muốn.

THÔNG TIN TRONG PHÂN PHỐI

Bao gồm các hệ thống nhỏ tạo hệ thống thông tin Logistics là hệ thống hoạch định, hệ thống thực thi, hệ thống nghiên cứu và thu thập tin tức, hệ thống báo cáo kết quả.

Sự phối hợp giữa các hệ thống cung cấp cho nhà quản lý Logistics những thông tin chính xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động logistics của doanh nghiệp

KIỂM SOÁT LƯU KHO

Hay còn gọi nó là công việc thủ kho, kiểm soát lưu kho thực hiện công việc sắp xếp, phân loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho.

Công việc của Logistics rất đa dạng, trong đó có kiểm soát lưu kho giữ vị trí quan trọng

Ngoài ra, nó còn liên quan đến việc thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng, theo dõi hàng tồn kho tối thiểu hay thực hiện các thủ tục đặt hàng.

VẬN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU

Đây được hiểu là quá trình vận chuyển nhiên vật liệu từ nơi sản xuất đến địa điểm có nhu cầu sử dụng. Người làm Logistics phải lựa chọn các loại hình vận chuyển cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Quá trình vận chuyển liên quan đến các phương thức và phương tiện vận tải để hoạt động vận chuyển diễn ra nhanh chóng, an toàn và được tối ưu hiệu quả để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, khách hàng.

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐẶT HÀNG

Đây là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng. . .

Việc quản lý quá trình đặt hàng ngày nay diễn ra đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của các hệ thống đặt hàng, kỹ thuật hiện đại để có thể nhập liệu, theo dõi trạng thái và xử lý đơn hàng, tránh được những lỗi chồng chéo gây khó khăn trong quá trình quản lý.

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY VÀ KHO

Công việc này đặt biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics có chuỗi cung ứng với nhiều giai đoạn vận chuyển hàng hóa.

Hiện nay có hai loại kho hàng chính là kho riêng và kho công cộng với những ưu nhược điểm riêng biệt, vấn đề của doanh nghiệp là làm sao có thể khai thác thế mạnh của kho hàng về mức độ kiểm soát cao, tính linh hoạt và giảm thiểu được rủi ro về chi phí cơ hội và tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất có thể trong hoạt động Logistics.

THU GOM HÀNG HÓA – ĐÓNG GÓI, XẾP DỠ HÀNG – PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

Công việc này đòi hỏi phải có sự rà soát và tính toán hợp lý các tuyến hành trình để lên kế hoạch thu gom hàng hóa được tối ưu nhất.

Bên cạnh đó công việc đóng gói, xếp dỡ và phân loại hàng cũng nên được chú trọng để vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn và giữ cho chất lượng hàng an toàn, không gây hư hỏng và biến dạng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *