KINH TẾ TUẦN HOÀN – XU HƯỚNG CỦA TƯƠNG LAI

Cùng với nền kinh tế xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn hiện đang là chìa khóa giúp tiết kiệm các nguồn tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm môi trường, hướng tới sản xuất và kinh doanh bền vững. Chuyển dịch từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển tất yếu trên thế giới và tại Việt Nam. Rất nhiều Doanh nghiệp đã tiên phong tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn mới mẻ tại Việt Nam, trong đó có Vikohasan. 

Kinh tế tuần hoàn đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng thành công. Tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình kinh tế này vẫn còn khá mới mẻ. Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Mô hình kinh tế tuần hoàn đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Nhà nước. Có rất nhiều kế hoạch định hướng phát triển dài hạn hỗ trợ Doanh nghiệp trong nước tham gia mô hình kinh tế này!

Kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới

1, Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mà trong đó, chu trình sản xuất được khép kín, phế thải trở lại thành nguyên liệu sản xuất. Nhờ đó mà giảm các tác động tiêu cực đến môi trường. Kinh tế tuần hoàn còn kết nối các hoạt động kinh tế tạo thành các vòng tuần hoàn. Các Doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra một “hệ sinh thái” bền vững, lợi ích đồng đều, phát triển vì mục tiêu chung. 

Kinh tế tuần hoàn

2, Những giá trị tuyệt vời của nền kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, khí hậu biến đổi. Kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích bằng cách tận dụng tối đa các nguồn lực. Thông qua đó tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng lợi ích xã hội.

2.1, Tận dụng tài nguyên nhờ tái tạo

Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái sinh hoặc thời gian tái sinh quá dài. Việc làm này sẽ chỉ dẫn đến sự phá hủy và suy thoái cả nền kinh tế lẫn môi trường. Tuy nhiên trong nền kinh tế tuần hoàn, việc tái sử dụng tài nguyên thay vì vứt bỏ chúng sẽ là mục tiêu hàng đầu. Một nền kinh tế tuần hoàn thực sự sẽ không có thứ gì bị vứt bỏ. 

Tận dụng tài nguyên

2.2, Giảm khí thải carbon, hướng tới mục tiêu không chất thải

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, sản xuất và tiêu hủy vật liệu sẽ tạo ra tới 2/3 lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên trong nền kinh tế tuần hoàn, việc quản lý nguyên vật liệu một cách bền vững sẽ giảm lượng phát thải này. Thông qua việc tái sử dụng, khí thải và chất thải được giữ ở mức thấp. Nhờ đó mà duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững. Ngoài ra khi tái sử dụng các nguồn lực, không chỉ môi trường và bản thân chúng ta sẽ được hưởng lợi từ đó. Giảm thiểu để mức phát thải bằng 0 là một mục tiêu lý tưởng đối với nhà nước và Doanh nghiệp. 

Giảm khí thải Carbon

2.3, Mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và Doanh nghiệp

Việc tái sử dụng nguyên liệu giúp các sản phẩm tồn tại lâu hơn. Nhiều công việc mới xuất hiện tại ra cơ hội việc làm. Các Doanh nghiệp cũng có thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Doanh nghiệp sẽ yên tâm khi nguồn cung cấp tài nguyên đều đặn và an toàn mà không bị phụ thuộc. Nhờ đó mà giảm chi phí cho nguyên vật liệu. Bằng cách áp dụng kinh doanh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường, bạn có thể mở rộng mạng lưới với nhiều khách hàng trung thành hơn. 

Cơ hội chuyển mình dành cho Doanh nghiệp

3, Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. Xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đã được Nhà nước đưa vào chủ trương. Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Nghị định 08 ngày 10/1/2022 nêu rõ tiêu chí, lộ trình, cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn… Nhà nước sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, hỗ trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận cơ hội nhận hỗ trợ tài chính và công nghệ phục vụ cho kinh tế tuần hoàn. Hiện nay cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ thị trường trái phiếu và tín dụng, các ngân hàng thương mại…

Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp tham gia mô hình kinh tế tuần hoàn

4, Vikohasan và kinh tế tuần hoàn

Tại Việt Nam, Vikohasan hiện đang là một trong những Doanh nghiệp tiên phong tham gia mô hình kinh tế tuần hoàn. Bằng việc thu gom và tái chế rác thải nhựa thành xơ sợi và chai lọ nhựa – Vikohasan không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi ích cho Quốc gia. Trở thành người tiên phong đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro nhưng Vikohasan không hề ngần ngại. Trong quá trình chuyển dịch, Vikohasan cũng nhận được sự tin tưởng và đồng hành của khách hàng và đối tác, tiêu biểu là La Vie. Hiện nay, Vikohasan đã xây dựng 3 nhà máy tại Hà Nam, Đồng Nai, Long An để tái chế nhựa PET thành xơ sợi, chai nhựa, sản xuất lõi đệm. Sản phẩm của Vikohasan không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. 

Vikohasan tiên phong tham gia kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn với sự phát triển bền vững chính là mô hình mà mọi Quốc gia cần sớm tham gia. Với sự hỗ trợ từ Nhà nước, các Doanh nghiệp Việt đang dần chuyển dịch và hoàn thiện kỹ thuật, cơ chế tổ chức để hoạt động hiệu quả trong mô hình này. Vikohasan tự hào khi là Doanh nghiệp tiên phong ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào sản xuất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *